Làm sao để thức đêm mà không gây hại nhỉ? “Ngáp” nhiều hơn Không phải ai cũng biết, hành động “ngáp” mang lại rất nhiều lợ...
Làm sao để thức
đêm mà không gây hại nhỉ?
“Ngáp” nhiều hơn
Không phải ai
cũng biết, hành động “ngáp” mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không
chỉ tăng cường oxy cung cấp cho cơ thể, giúp các mạch máu trên da mặt hoạt động
hiệu quả hơn, mà còn làm nâng cao tâm trạng, tái kích hoạt cơ thể, tăng cường
sức khỏe tinh thần, duy trì cân bằng não bộ… Vì vậy, hãy “ngáp” một cách thường
xuyên khi thức khuya. Đặc biệt, các bạn không nên ngăn cản hay “kìm nén” khi cơ
thể muốn “ngáp” nhé!
Ăn khuya đúng cách

Lời khuyên cho
các bạn khi phải thức khuya là ăn tối trước 8 giờ tối và vào bữa ăn khuya (từ
khoảng 12 – 5 giờ sáng), các bạn nên ăn các món ăn nhẹ có nhiều chất xơ và
protein, tránh các món ăn nhiều đường và chất béo. Ngoài ra, chúng mình cũng
nên ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể nhé!
Uống nhiều nước
Nước có vai trò
rất quan trọng với cơ thể. Ngoài chức năng giữ cân bằng điện giải, nước còn
giúp các cơ quan hoạt động một cách “tỉnh táo” và hiệu quả. Khi chúng ta thức
khuya thường xuyên, cơ thể sẽ bị mất nước một cách nhanh chóng, vì thế dễ làm
cho sức khỏe suy giảm. Để có thể giữ được tỉnh táo, đảm bảo cho sự hoạt động
của các bộ phận, các bạn cần tăng cường cung cấp nước cho cơ thể. Điều này
không chỉ làm giảm cảm giác mệt mỏi, mà còn là cách bảo vệ da khỏi bị mọc mụn
do thức khuya.
Chú ý đến nghỉ ngơi, thư giãn
Thức khuya
thường dễ khiến cho cơ thể rơi vào mệt mỏi do các hoạt động của cơ thể bị đảo
lộn, nhất là khi chúng ta chưa thực sự làm quen với nhịp sinh học như vậy. Do
đó, các bạn nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, giúp cơ thể phục
hồi. Khi cơ thể cảm thấy quá mệt mỏi, chúng mình có thể ngủ một giấc ngủ ngắn.
Điều này sẽ giúp bạn phục hồi sức lực và lấy lại tinh thần rất nhanh. Bên cạnh
đó, thư giãn bằng một số động tác thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ, đạp xe… cũng là
cách rất hữu ích.
Điều chỉnh đồng hồ sinh học
Cơ thể của mỗi
người đều tuân theo một cơ chế sinh học nhất định để lập trình cho các hoạt
động. Thông thường, các bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào
ban đêm. Vì thế, khi đột nhiên phải thức khuya, cơ thể sẽ trở nên kém tỉnh táo,
dễ mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Điều này chính là do bạn đã bị rối loạn
nhịp sinh học, cơ thể chưa thích ứng với sự xáo trộn của giờ giấc.
Để khắc phục
điều này, các bạn nên điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách thay đổi dần giờ đi
ngủ và giờ thức dậy để cơ thể có thể thích nghi từ từ. Đặc biệt, nếu bạn thức
đêm, hãy ngủ bù vào ban ngày, đảm bảo giấc ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày để cơ thể
tránh bị mệt mỏi, uể oải.
Không có nhận xét nào