Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Bài viết mới

latest

Rủi ro quản trị (Risk management) với kế hoạch mở siêu thị thực phẩm

Dưới đây là bài viết thảo luận của tác giả Hana Tran (FB: fb .com/hanatran1104 ) Công ty A có dự định mở siêu thị thực phẩm dạng như Co o...

Dưới đây là bài viết thảo luận của tác giả Hana Tran (FB: fb.com/hanatran1104)
Công ty A có dự định mở siêu thị thực phẩm dạng như Co op Mart tại TP.HCM. Ở góc độ CFO của cty A, bạn sẽ trình bày với Hội đồng quản trị về vấn đề Risk management, AC sẽ trình bày những vấn đề gì nhỉ ?

BƯỚC 1 : Phân tích tình huống
• Môi trường kinh doanh cụ thể : Tp.HCM
• Công ty A có mục tiêu là mở 1 siêu thị. Hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh đa dạng các loại thực phẩm. Công ty A đang hoạt động ở lĩnh vực nào, có kinh nghiệm gì trong ngành kinh doanh siêu thị thực phẩm ?
=> Nhằm giới hạn phạm vi việc xử lý rủi ro
BƯỚC 2 : Xác định rủi ro
• Xác định khả năng xảy ra tình huống xấu và hậu quả của nó nếu có.
EXTERNAL RISKS : dùng mô hình Porter’s 5 forces để phân tích các cơ hội và mối nguy để đánh giá quyết định đầu tư trong môi trường kinh doanh của cty A
1/ Threats of new entrants ( rào cản gia nhập ngành ) : Thị trường của ngành kinh doanh thực phẩm rộng, mang lại lợi nhuận tốt sẽ thu hút các nhà đầu tư. Kết quả là sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, dẫn đến sự giảm sút lợi nhuận của tất cả các nhà đầu tư trong ngành. Ở góc độ của nhà đầu tư mới, cản trở lớn nhất là vốn bỏ ra để xâm nhập thị trường khiến cho nhà đầu tư mới khó cạnh tranh với nhà đầu tư đã có tên tuổi.
Rào cản gia nhập ngành khác cần xem xét :
- Kỹ thuật : siêu thị có website bán hàng với giao diện thân thiện để cùng lúc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời là kênh quảng cáo nhanh chóng, tiện lợi nhất đến đại đa số khách hàng trẻ ?
- Hệ thống phân phối, thương hiệu, khách hàng : sẽ được xây dựng như thế nào để đủ lực cạnh tranh với các nhà đầu tư hiện hữu ?
- Hàng rào thuế quan thay đổi dẫn đến mối nguy cơ xâm nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài ( Thái Lan…)
- Sự thay đổi trong hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến việc thâm nhập ngành ?
2/ Threats of substitute products or services : Các mô hình kinh doanh cùng mục đích cung cấp thực phẩm : Chợ, tiệm tạp hóa nhỏ lẻ, chuỗi siêu thị tiện ích ( Circle K, Shop to Go…ở các trục đường chính, Vinmart xâm nhập vào hang cùng ngõ hẻm…), siêu thị lớn ( Coopmart, Big C, Lotte mart…), siêu thị bán sỉ ( Metro…)
Cần xem xét thêm các nhân tố như đối tượng khách hàng của các siêu thị, sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu của đa số khách hàng trẻ…
3/ Rivalry : Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành được xem xét qua các yếu tố sau :
- Tình trạng : nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh
- Cấu trúc của ngành : tập trung hay phân tán ( có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại hay không ? )
- Rào cản rút lui : các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành gặp khó khăn ( rào cản về công nghệ, vốn đầu tư / rang buộc với người lao động / ràng buộc với Chính phủ / ràng buộc trong chiến lược với nhà đầu tư …)
4/ Bargaining power of buyers : chủ yếu nhắm đến khách hàng lẻ. Họ có thể gây áp lực với công ty về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm…Họ là người điều khiển cạnh tranh thông qua quyết định mua hàng hay không mua hàng, chiến dịch tẩy chay …
5/ Bargaining power of suppliers : được thể hiện ở
- Số lượng và quy mô của nhà cung cấp
- Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp
- Thông tin về nhà cung cấp
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của ngành kinh doanh thực phẩm, các nhà cung cấp có quy mô, sản phẩm chất lượng cao ( được thẩm định bởi các giải thưởng hoặc đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng…) … sẽ có khả năng gây áp lực nhất định.
INTERNAL RISKS :
- Tổ chức, bộ máy, cán bộ chủ chốt…
- Tài chính ( cán cân nợ, ảnh hưởng bởi lãi suất vay trên thị trường, dòng tiền …)
- Nhân viên ( đình công, gian lận, kỹ năng, kiến thức kém…)
- Tài sản ( thất thoát hay hư hại tài sản… dẫn đến thiệt hại lớn )
- …
BƯỚC 3 : Phân tích, đánh giá rủi ro
Kết hợp giữa khả năng xảy ra rủi ro ( likelihood ) và kết quả ( consequence ).
Cân nhắc risk preferences của công ty ( risk-adverse investor hay risk takers ).
Cân nhắc yếu tố rủi ro / lợi nhuận ( risk/return relationship ).
Hiểu bản chất của rủi ro và các mối nguy tiềm tàng ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của công ty.
BƯỚC 4 : Quản lý rủi ro
Làm thế nào để giảm thiểu các rủi ro xấu và thúc đẩy, phát triển các cơ hội ?
Lên kế hoạch đối phó với các rủi ro cụ thể ?
Lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro ?
BƯỚC 5 : Theo dõi và đánh giá lại rủi ro thường xuyên
Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn luôn đi đôi ( Risk and uncertainties ). Việc phân tích độ nhạy của các khả năng xảy ra rủi ro sẽ giúp công ty ra quyết định đúng đắn hơn.
Các yếu tố liên quan rủi ro thay đổi không ngừng, nên việc quản lý rủi ro cần được duy trì liên tục và thay đổi phương án xử lý rủi ro cho phù hợp với xu thế mới.
CHỌN LỰA MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC
1/ Dẫn đầu về giá
2/ Cá biệt hóa sản phẩm ( sản phẩm độc đáo và duy nhất )
3/ Tập trung ( sản phẩm ngách của thị trường : thực phẩm hữu cơ... )
4/ Kết hợp các mô hình

Không có nhận xét nào