Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Bài viết mới

latest

Muda, Mura và Muri, lãng phí cần loại bỏ

Trong phương thức sản xuất của Toyota ( Toyota Production System  – TPS ) có sử dụng khái niệm 3M. Đó là muda, mura và muri. Khi nhắc tới L...

Trong phương thức sản xuất của Toyota (Toyota Production System – TPS) có sử dụng khái niệm 3M. Đó là muda, mura và muri. Khi nhắc tới Lean người ta thường nhắc tới muda và các lãng phí. Mà ít ai nhắc tới mura và muri. Tuy nhiên, cả muda, mura và muri đều là những yếu tố gây hao phí trong trong sản xuất mà chúng ta cần loại bỏ. Vậy muda, mura và muri là gì? Và vì sao chúng ta cần loại bỏ chúng?

Muda (Waste) – Lãng phí

Muda là mọi hoạt động hoặc quá trình không cần thiết hoặc không làm tăng giá trị. Thường được gọi là lãng phí (Waste) hoặc hoạt động không làm tăng giá trị (non-value-adding activity).
Muda được chia thành 2 loại. Một là những lãng phí cần thiết hoặc “muda thiết yếu”. Bao gồm những hoạt động như đào tạo thiết yếu, phục vụ, kiểm tra, hợp tác và quản trị. Hai là những lãng phí không đem lại giá trị cho khách hàng và gây hao phí cho tổ chức. Cả  hai loại đều là lãng phí. Tuy nhiên muda loại 1 rất khó để loại bỏ. Do đó chúng ta nên tập trung loại bỏ muda loại 2 trước.
Muda  làm tăng chi phí tổ chức và thời gian thực hiện đồng thời cũng làm tăng nguy cơ lỗi phát sinh. Có một số loại hoạt động khác nhau được thực hiện trong tổ chức không đem lại giá trị. Và chúng được chia thành  8 loại lãng phí. 

Muri (overburden) – Quá tải

Muri là trạng thái áp lực công việc lớn, lượng công việc và kế hoạch vượt quá khả năng xử lý hay còn gọi là quá tải.
Trong hệ thống sản xuất của Toyota, muri gắn liền với các hoạt động mà con người, vật liệu hoặc thiết bị dồn ép làm việc, hoạt hộng một cách quá tải. Ví dụ, yêu cầu mọi người làm khối công việc quá lớn hoặc đảm nhận nhiều công việc hơn khả năng của họ trong một khoảng thời gian. Hoặc thiết bị phải hoạt động nhiều hơn tiêu chuẩn đã được thiết kế. Điều này sẽ gây ra những sai sót trong quá trình sản xuất và dễ tạo ra sản phẩm lỗi cũng như giảm tính an toàn.
Muri được khắc phục bằng cách giảm số lượng công việc. Thông qua xây dựng một quy trình làm việc theo tiêu chuẩn, giảm thời gian mà máy móc và thiết bị dành cho công việc.

Mura (Unevenness) – Thiếu cân bằng

Mura bao gồm các hoạt động tạo ra sự thay đổi, mất cân bằng trong một quy trình. Ví dụ như khi đang thực hiện sản xuất nhưng luôn có sự thay đổi công việc từ cấp trên. Hoặc liên tục có thông báo hết hàng hoặc phải đổi sang sản xuất sản phẩm khác. Những hoạt động này tạo ra vấn đề là mọi người phải dừng một công việc, bắt đầu một công việc khác một cách gấp rút. Và cực kỳ khó khăn để bắt kịp được tiến công việc mới, mà còn dễ gây sai sót.
Ngoài ra mura còn xuất hiện khi có sự tồn tại tương hỗ giữ muda và muri. Có khi quá bận (muri) nhưng cũng có khi rảnh không có việc để làm (muda). Tình trạng này khiến nhịp độ công việc thiếu nhịp nhàng. Dễ gây ra lỗi trong công việc. Ví dụ, khi quá bận, quá nhiều công việc mọi người sẽ làm gấp gáp cho xong việc hoặc áp lực, mệt mỏi quá sẽ dễ dẫn đến sai sót. Nhưng khi khối lượng công việc giảm, đầu óc sẽ suy nghĩ những việc không cần thiết khiến năng lực bị suy giảm, lúc này cũng rất dễ xảy ra sai sót.

Tóm lại

Muda, mura và muri là những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sản xuất. Muda, mura, muri có thể được loại bỏ hoặc giảm đáng kể nếu áp dụng các công cụ và nguyên tắc Lean khác nhau. Tuy nhiên không chỉ tập trung vào loại bỏ muda. Mà mura và muri cũng là những yếu tố rất dễ gây sai sót trong công việc. 

Không có nhận xét nào